2020/09/21

Cây đinh lăng: Vị thuốc quý chữa bệnh được lưu truyền

 

Cây đinh lăng là một vị thuốc quý chữa bệnh được lưu truyền từ bao đời nay, tuy nhiên không phải ai cũng biết tác dụng dược lý của nó. Cả rễ, thân, lá đinh lăng đều có thể dùng làm thuốc chữa một số bệnh. Tuy nhiên cũng như các loại thảo dược khác, không nên sử dụng quá liều sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt về sau.

Đinh lăng có công dụng chính là tăng cường sức khỏe, bồi bổ trí lực và thể lực. Hải Thượng Lãn Ông đã ví cây đinh lăng là nhân sâm của người Việt, có tác dụng tương tự như Sâm Ngọc Linh hay nhân sâm Hàn Quốc, được dùng để làm thuốc, làm cảnh, hay làm rau ăn sống cùng một số món ăn.

Cây đinh lăng còn được gọi là sâm nam dương hay gỏi cá. Ở Trung Quốc, người ta còn gọi cây đinh lăng là cây “Vũ diệp nam dương sâm” vì đặc điểm lá cây của nó, lá xòe rũ như lông chim.

Cây đinh lăng là một vị thuốc quý được Đông y lẫn Tây y công nhận
Cây đinh lăng là một vị thuốc quý được Đông y lẫn Tây y công nhận

Theo khoa học hiện đại, cây đinh lăng có danh pháp là:

  • Tên khoa học: Polyscias Fruiticosa L. Harras
  • Tên khác: Nam Dương sâm, gỏi cá
  • Họ: Araliaceac – Nhân sâm

1. Một số thông tin về cây đinh lăng

1.1 Đặc điểm của cây đinh lăng

  • Là một loài cây không có gai, thân gỗ, chiều cao cây từ 0,8 – 1,5m.
  • Lá có mùi thơm, mỗi lá xẻ làm 3 lần, mép lá có răng cưa không đều, mỗi lá dài khoảng 20-40cm.
  • Hoa nở từ tháng 4 đến tháng 7, mọc thành cụm, mỗi cụm hoa gồm nhiều tán, mỗi tán có nhiều hoa nhỏ 5 cánh màu trắng xám, dài 2mm, các nhụy hoa ngắn và mảnh.
  • Quả đinh lăng thuộc loại quả hạch có màu trắng bạc, hình trứng, dày khoảng 1mm, dài 3-4 mm, có vòi.

1.2 Sinh thái

Cây ưa mọc ở đất cao ráo, có độ ẩm vừa phải. Cây có khả năng tái sinh bằng cách giâm cành xuống đất, người ra thường cắt cây thành những đoạn ngắn khoảng 20cm rồi cắm xuống đất.

Đây là loại cây sống lâu năm, có khả năng chịu hạn, tuy nhiên không chịu được úng hạn, nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất là 22-23 độ C. Cây thích hợp ở khí hậu nhiệt đới có hai mùa rõ rệt vì đặc tính ưa ánh sáng và độ ẩm. Do đó cây rất thích hợp trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tuy nhiên cũng có thể thấy cây đinh lăng ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đắk Lắk, Đồng Nai.

Có thể cắt cây thành những đoạn ngắn khoảng 20cm rồi giâm cành xuống đất
Có thể cắt cây thành những đoạn ngắn khoảng 20cm rồi giâm cành xuống đất

1.3 Phân bố

Cây có nguồn gốc từ các đảo Thái Bình Dương, Madagascar, Lào, miền nam Trung quốc. Ở Việt Nam, cây đinh lăng được trồng khắp nơi trên đất nước, trồng làm cảnh, trồng lấy thuốc ở đình chùa, sân nhà, vườn thuốc vì là dược liệu chữa bệnh, ngoài ra cây còn dùng làm cảnh do có lá xòe xum xuê xanh tốt quanh năm, rất đẹp mắt.

1.4 Bộ phận dùng

Toàn cây đinh lăng thì bộ phận nào cũng đều dùng được, rễ, thân, lá, cành, hoa tuy nhiên khi chế biến các vị thuốc thì rễ đinh lăng được dùng nhiều hơn cả.

1.5 Thu hoạch

Rễ: Người ta thường thu hoạch rễ cây đinh lăng trồng từ 3 năm trở lên vào mùa thu – đông, lúc này rễ mềm và có dược tính chữa bệnh. Nếu rễ nhỏ sẽ lấy cả củ, còn với rễ to chỉ thu hoạch vỏ rễ. Sau đó đem đi rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô. Lúc sử dụng thì có thể ngâm rượu hoặc để nguyên làm thuốc. Khi sao vàng rễ đinh lăng thì người ta thường tẩm cùng rượu gừng và mật ong để tăng hiệu quả trị bệnh.

Hoa: hoa thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 7 khi hoa còn nụ thì có thể dùng làm thuốc. Sau đó đem phơi khô hoa rồi ngâm rượu. Có thể dùng hoa tươi ngâm rượu nhưng không công dụng mạnh bằng hoa khô.

Lá: Lá có thể thu hoạch quanh năm, tuy nhiên chỉ nên thu hoạch lá khi cây đinh lăng có tuổi từ 3 năm trở lên sẽ cho công dụng tốt nhất. Có thể dùng lá đinh lăng ở dạng tươi để sắc lấy nước uống, dùng làm nước tắm, giã nát đắp lên vết thương.., còn đối với dạng khô thì có thể dùng làm gối, lót giường nằm trị mất ngủ, co giật ở trẻ…

Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể dùng làm thuốc
Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể dùng làm thuốc

1.6 Thành phần hóa học

Theo Ngô Ứng Long – Học viện quân y, 1985 thì trong rễ cây đinh lăng có các axit amin như lyzin, methionin, lyzin, đây là những aixt amin không thể thay thế được. Ngoài ra cây đinh lăng còn chứa saponin, tanin, glucozit, flavonoid, alcoloid, vitamin C, vitamin B1, B2, B6, …

Lá cây có chứa polysciosides A đến H, đây được gọi là 8 saponin oleanoic mới, ngoài ra còn chứa thêm 3 chất saponin.

1.7 Tính vị, tác dụng trong Đông y

  • Rễ đinh lăng: Tính mát, vị ngọt, hơi đắng, không độc bổ 5 tạng, có công dụng bồi bổ khí huyết, đả thông kinh mạch, tăng sức chịu đựng, dẻo dai cho cơ thể, làm nhịp tim trở lại bình thường và gia tăng sức chịu nóng đối với những vận động viên, khác với nhân sâm làm tăng huyết áp khi sử dụng, đinh lăng giúp ổn định tim mạch và huyết áp, ngoài ra còn có khả năng giúp tăng cân, bồi bổ sức khỏe, giúp ăn ngon, ngủ tốt, tinh thần sảng khoái, khỏe mạnh…
  • Lá đinh lăng: Tính mát, vị đắng, có công dụng chữa mề đay, dị ứng thức ăn, ho, sởi, kiết lỵ, tắc tia sữa… Ở Ấn Độ, người ta còn dùng lá đinh lăng để điều trị sốt.
  • Thân và cành đinh lăng chữa đau lưng mỏi gối, phong thấp.

1.8 Liều dùng

Viện Y học quân sự Việt Nam năm 1964 đã nghiên cứu cho thấy đinh lăng làm tăng sức dẻo dai cho cơ thể với liều từ 0,25 đến 0,50 gram bột thuốc sắc hoặc ngâm rượu độ 300, ngày dùng 2-3 lần. Với dạng sao khô thì dùng từ 10-20 gram rễ cây.

1.9 Liều độc

So với nhân sâm và ngũ gia bì thì cây đinh lăng ít có độc tính hơn. Theo thí nghiệm với chuột thì liều độc của nhân sâm là 16,5g/kg, ngũ gia bì là 14,5g/kg trong khi đó liều độc của đinh lăng là 32,9 g/kg. Cho chuột uống với liều 50g/kg thể trọng thì vẫn sống bình thường. Khi bị nhiễm độc thì dẫn đến sung huyết ở não, gan, thận, tim.

1.10 Các loại cây đinh lăng

Có tất cả 150 loại đinh lăng ở khu vực Madagascar, ở Việt Nam có 7 loại đinh lăng, tuy nhiên chỉ có duy nhất 1 loại cây đinh lăng được dùng làm thuốc

Cây đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruiticosa)

Đây là loại phổ biến nhất ở Việt Nam, cây có tên gọi là sâm nam dương, gỏi cá, đinh lăng nếp. Cây có hoa màu trắng xám, lá có hình lông chim, chiều cao lên đến 2m nếu được chăm sóc trong môi thường thuận lợi. Đây là loại cây được dùng để làm thuốc trong Đông y, ngoài ra còn làm cảnh, chế biến món ăn, điển hình nhất là món gỏi cá… Ngoài ra còn có thể làm gối, ngâm rượu, nấu nước tắm…

Cây đinh lăng lá nhỏ là loại cây được ứng dụng trong lĩnh vực y học, có khả năng trị bệnh cao
Cây đinh lăng lá nhỏ là loại cây được ứng dụng trong lĩnh vực y học, có khả năng trị bệnh cao

Cây đinh lăng lá to (Polyscias Filicifolia)

Cây còn có tên gọi khác là đinh lăng lá lớn, đinh lăng tẻ, đinh lăng ráng. Cây này có lá to, dày gấp nhiều lần sao với cây đinh lăng lá nhỏ, tuy nhiên loài cây này thường khá hiếm gặp.

Cây đinh lăng đĩa (Polyscias scutellaria)

Cây này có hình dáng hoàn toàn khác với 2 cây trên, dáng lá đặc trung, to như cái đĩa. Loại cây này rất hiếm gặp ở Việt Nam.

Cây đinh lăng lá răng (Polyscias Serrata Balf)

Cây thường được trồng để làm kiểng, không có tác dụng dược lý, cây này có dáng lá xẻ như răng cưa.

Cây đinh lăng lá tròn (Polyscias Balfouriana)

Còn có tên gọi khác là đinh lăng vỏ hến, lá cây to có màu xanh và trắng xen kẽ nhau một cách hài hòa. Cây này rất đẹp nên thường dùng để trồng làm cảnh.

Cây đinh lăng lá vằn ( Polyscias Guilfoylei)

Cây này có hình dáng lá hoa đẹp, mềm mại như những cánh hoa, mép lá có hình răng cưa. Cây này rất hiếm gặp

Cây đinh lăng mép lá bạc (P.guifoylei var. lacinata)

Cây này còn có tên gọi khác là đinh lăng trổ, đinh lăng viền bạc. Cây có hình dáng lá đẹp, lá xanh, bên ngoài có viền. Cây này thường được trồng làm cảnh dạng bonsai.

Đinh lăng lá nhỏ là loại tốt nhất vì có chứa nhiều chất saponin như nhân sâm, có công dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực.

Có nhiều loại cây đinh lăng , những cây có hình dáng đẹp thường dùng làm cảnh và không có tác dụng dược lý
Có nhiều loại cây đinh lăng , những cây có hình dáng đẹp thường dùng làm cảnh và không có tác dụng dược lý

Có thể bạn quan tâm:

2.Cây đinh lăng là vị thuốc quý được lưu truyền

2.1 Rễ đinh lăng tăng lực giống như nhân sâm

Trước đây cây đinh lăng không được biết đến nhiều như bây giờ, chỉ khoảng 40-50 năm trở lại đây, nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu chú ý đến những cây có cùng họ với nhân sâm như cây đinh lăng, cây tam thất, ngũ gia bì…

Những cây cùng họ nhân sâm có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng sinh lực, do đó cây đinh lăng cũng nổi tiếng là một vị thuốc quý được lưu truyền đến ngày nay, rễ đinh lăng chứa nhiều saponin giống như nhân sâm, có tác dụng gần như nhân sâm, còn lá đinh lăng vào ngày xưa thường được dùng làm nước uống cho các đô vật trước khi thi đấu để tăng cường sự dẻo dai cho các đấu sĩ.

Dịch chiết xuất rễ đinh lăng giúp tăng sức chịu đựng với các nhà du hành vũ trụ, đặc biệt tăng cường thể lực trong tư thế tĩnh đầu dốc ngược. Tác dụng này của đinh lăng được cho là hiệu quả hơn Sâm Triều Tiên.

Khi bộ đội luyện tập hành quân thì các nhà nghiên cứu đã cho sử dụng bột rễ đinh lăng, kết quả là tăng đáng kể khả năng chịu đựng, thể lực cường tráng, dẻo dai hơn.

Rễ cây đinh lăng có tác dụng tăng cường sinh lực như nhân sâm do có chứa nhiều hoạt chất Saponin
Rễ cây đinh lăng có tác dụng tăng cường sinh lực như nhân sâm do có chứa nhiều hoạt chất Saponin

Các nhà nghiên cứu ở Nga đã gọi đinh lăng là “thuốc sinh thích nghi” và được sử dụng trong Du hành vũ trụ Intercosmos ở Việt Nam.

Nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy bột rễ và dịch chiết xuất đinh lăng giúp làm tăng sức chịu đựng của con người trong môi trường nóng ẩm, công dụng này của đinh lăng thậm chí còn tốt hơn chè giải nhiệt và vitamin C.

Không như tam thất và sâm Triều Tiên, trong rễ đinh lăng có chất ức chế men Monoamin oxydaza trên cơ thể do đó làm tăng cảm giác sung sức, không mệt mỏi. Ngoài ra, còn làm tăng sức đề kháng với bệnh tật. Ngoài ra khi nghiên cứu về đặc tính kháng khuẩn của lá đinh lăng thì cho thấy rằng trong nước, rượu lá đinh lăng có nhiều hoạt chất có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn sinh mủ trong cơ thể.

2.2 Một số bài thuốc thường dùng với đinh lăng

Chữa cơ thể suy nhược: Phơi khô rễ đinh lăng sau đó thái mỏng, cứ 100ml thì cho 0,50 gram rễ đinh lăng. Đun sôi nước này trong vòng 10-15 phút. Một ngày uống từ 2-3 lần.

Chữa đau lưng mỏi gối: Dùng 30 gram thân, cành đinh lăng phối hợp cùng 10 gram cây xấu hổ, cam thảo dây, cúc tần. Cho các nguyên liệu trên vào nồi sắc lấy nước uống. Một ngày uống 3 lần cho tới khi khỏi bệnh.

Chữa sản phụ tắc tia sữa: 40 gram rễ đinh lăng nấu cùng với 500ml nước, sắc còn 250ml. Mỗi ngày dùng từ 2-3 lần cho đến khi tình trạng được cải thiện.

Cầm máu, chữa vết thương, các khớp sưng đau: Giã nát 40 gram lá đinh lăng cùng với xíu muối rồi đắp lên các khớp sưng đau, chỗ bị thương.

Phòng co giật ở trẻ em: Dùng lá đinh lăng cả non lẫn già sao vàng, hạ thổ sau đó làm gối hoặc lót dưới giường cho trẻ em nằm.

Có thể sao lá đinh lăng làm gối hỗ trợ giấc ngủ cho bé
Có thể sao lá đinh lăng làm gối hỗ trợ giấc ngủ cho bé

Chữa thiếu máu: 100 gram rễ đinh lăng, 100 gram thục đia, 100 gram hà thủ ô, 20 gram tam thất. Các nguyên liệu trên tán bột rồi dùng 100 gram bột trên nấu lấy nước uống.

Chữa viêm gan: 12 gram rễ đinh lăng, 12 gram rễ cỏ tranh, 12 gram biển đậu, 8 gram nghệ. Các nguyên liệu trên nấu lấy nước sắc uống. Một ngày dùng 1 thang.

Chữa liệt dương: 12 gram rễ đinh lăng, 12 gram cám nếp, 12 gram kỷ tử, 8 gram trâu cổ, 8 gram ban long, 6 gram sa nhân. Các nguyên liệu trên nấu lấy nước sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Chữa mề đay, dị ứng, ho, sởi, kiết lỵ: 10 gram lá đinh lăng sắc với 200ml nước. Dùng uống trong ngày 2-3 lần.

Ho suyễn lâu năm: 8 gram rễ đinh lăng, 8 gram rau tần dày lá, 8 gram đậu săng, 8 gram nghệ vàng, 8 gram tang bạch bì, 6 gram xương bồ, 4 gram gừng khô. Các nguyên liệu trên nấu cùng 600ml nước, sắc còn 250 ml. Một ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống. Mỗi khi dùng thì hâm nóng lại.

3. Lưu ý khi dùng cây đinh lăng

  • Chỉ sử dụng cây đinh lăng có tuổi đời từ 3 năm trở lên, tốt nhất là từ 3-5 năm tuổi, những cây ít hơn 3 năm tuổi thì chưa đủ dược tính, còn những cây quá già hơn 10 năm thì có thể rễ cây đã bị lão hóa, các chất dinh dưỡng không còn nhiều như trước.
  • Không sử dụng đinh lăng với liều cao vì sẽ bị tác dụng phụ của saponin là phá huyết gây nên mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa. Ngoài ra, Alcaloid có trong cây cũng sẽ gây nên hiện tượng hoa mắt chóng mặt.
  • Phụ nữ mang thai không sử dụng cây đinh lăng.
  • Những người có bệnh gan mật không sử dụng cây đinh lăng.
Nên sử dụng cây đinh lăng từ 3-5 năm tuổi để cho công dụng tốt nhất
Nên sử dụng cây đinh lăng từ 3-5 năm tuổi để cho công dụng tốt nhất

Cây đinh lăng là một vị thuốc quý được lưu truyền từ bao đời nay, có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho cơ thể, tăng cường khí huyết, tác dụng dược lý như nhân sâm nhưng lại ít độc, ở một số trường hợp còn cho hiệu quả cao hơn nhân sâm. Toàn cây lá đinh lăng đều được dùng làm thuốc, tuy nhiên cần lưu ý liều lượng để tránh gây ra những tác dụng phụ không như ý. Khi có dấu hiệu ngộ độc thì nên đến ngay các cơ sở y tế khám và chữa bệnh.

2018/08/23

Tam phỏng

Tên gọi

Tên thường gọi: Tam phỏng, Chùm phỏng. Tầm phong, Tầm phỏng, Xoan leo.
Tên khoa học: Cardiospermum halicacabum L.
Họ khoa học: thuộc họ Bồ hòn - Sapindaceae.

Cây Tam phỏng

(Mô tả, hình ảnh cây Tam phỏng, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

Mô tả:

Cây thảo leo cao 2-3m, có nhánh mảnh, khía dọc. Lá mọc so le, kép, có lá chét hình tam giác, có thùy, nhọn mũi, nhẵn hoặc có lông. Hoa trắng, thành chùm ở nách lá, với cuống chung có 2 tua cuốn mọc đối. Quả nang, dạng màng, có 3 ô, hình cầu hay hình quả lê, phồng lên, có gân lồi. Hạt hình cầu, với áo hạt màu sáng, có vỏ đen đen.
Mùa hoa tháng 4-8.

Bộ phận dùng:

Toàn cây - Herba Cardiospermi Halicacabi.

Nơi sống và thu hái:

Loài liên nhiệt đới mọc hoang trên các nương rẫy, bờ bụi vùng núi. Thu hái toàn cây quanh năm, chủ yếu vào hè thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Thành phần hóa học:

Các bộ phận của cây chứa saponin trong các nhánh cây có quebraquitol. Hạt chứa 32,28% dầu.

Vị thuốc Tam phỏng

(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ....)

Tính vị, tác dụng:

Vị đắng, hơi cay, tính mát, có tác dụng tiêu thũng chỉ thống, lương huyết giải độc, tiêu viêm. Rễ làm toát mồ hôi, lợi tiểu, khai vị, nhuận tràng, gây sung huyết, điều kinh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thường dùng chữa 1. Cảm lạnh và sốt; 2. Viêm thận phù thũng, viêm đường tiết niệu, giảm niệu; 3. Ðái tháo đường; 4. Ho gà; 5. Tê thấp. Dùng 15-30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, viêm mủ da, eczema, ghẻ ngứa, rắn cắn, chó dại cắn. Tuỳ trường hợp mà dùng cây tươi giã nát lấy nước uống hoặc dùng dây lá nấu nước rửa hay tắm. Dân gian dùng cây nấu nước lấy hơi xông chữa mắt đỏ.
Ở Ấn Độ, cây cũng dùng chữa tê thấp, đau các chi và trị rắn cắn. Rễ dùng trị tê thấp, Đau lưng, đau thần kinh. Lá gây sung huyết dùng chữa tê thấp. Dịch lá dùng chữa đau tai trong.
Ở Campuchia lá dùng đắp ngoài trị các bệnh ngoài da.

Đơn thuốc:

1. Giảm niệu: Tam phỏng 15g sắc và uống với rượu.
2. Ðái đường: Cây tươi 60g sắc uống.
3. Ðòn ngã tổn thương; Tam phỏng 10-15g làm thành bột và uống với rượu.
4. Chữa phụ nữ có mang hay sau khi sinh, bị trúng gió trào đờm, cắn răng không tỉnh, mắt xanh, mình uốn ván, tay chân cứng đờ: Lá Tam phỏng giã nát, chế đồng tiện vào, vắt lấy nước cốt uống.


Tầm bóp

         Tầm bóp hay còn gọi lu lu cái, lồng đèn, thù lù cạnh, bôm bốp (danh pháp khoa học: Physalis angulata) là loài thực vật có hoa thuộc họ Cà (Solanaceae). Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Các tên khác
Trong ngôn ngữ dân gian Việt Nam, quả tầm bóp có rất nhiều tên gọi khác nhau tuỳ từng địa phương, có thể kể đến các tên: lồng đèn, lù đù, thù đù, thù lù, thù lù canh, bôm bốp, bùm bụp, lụp bụp, đùm đụp, đồm độp, bù lột, tòm bóp...

Nguồn gốc

Tầm bóp ở Việt Nam có rất nhiều, tuy nhiên ít được sử dụng dù có một số dược tính tốt. Chúng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, sau trở thành liên nhiệt đới. Thấy mọc hoang khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê. Cũng còn thấy ở ven rừng từ vùng thấp đến vùng có độ cao 1.500m so với mặt nước biển. Dược liệu sử dụng tươi hay phơi khô dùng dần.
Là loại cây thảo mọc hoang quanh năm, cao 50 – 90 cm, phân nhiều cành. Thân cây có góc, thường rủ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thuỳ hay không, dài 30 - 35mm, rộng 20 - 40mm; cuống lá dài từ 15 - 30mm. Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh, dài khoảng 1 cm. Đài hình chuông, có lông, chia ra từ phía giữa thành 5 thuỳ, tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc, chia 5 thuỳ. Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, dài 3 – 4 cm, rộng 2 cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi, hạt nhiều hình thận. Khi bóp quả vỡ phát ra tiếng bộp. Cây ra hoa kết quả quanh năm. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn cây có tên dược là Herba physalis Angulatae.

Dưỡng chất

Năng lượng của 100g quả tầm bóp
Năng lượng 205kJ
Ca-lo 49kcal
Protein 1,5g
Cacbohydrat 11g
Trong đó lượng đường 3,9g
Chất béo 0,5g
Chất xơ 0,5g
Protein 0,9g
Lượng nước 81%
Các khoáng chất
Vitamin C 28 mg
Lưu huỳnh 6 mg
Kẽm 0,1 mg
Sắt 1,3 mg
Natri 0,0005g
Magiê 8 mg
Canxi 12 mg
Phốt-pho 39 mg
Clo 2 mg

 Chi tiết: trong 100g quả Tầm bóp có 80% là cacbohydrat, 12% là protein, 8% là chất béo. 

Lợi ích

Tính vị, tác dụng

Toàn cây có vị đắng, tính mát, không độc; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư đàm chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc. Dùng 20-40g khô sắc uống. Dùng ngoài trị nhọt vú, đinh độc, đau bìu dái. Dùng 40-80g cây tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước rửa. Quả Tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thuỷ thủng và đắp ngoài chữa đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa dùng ăn chữa được chứng đái đường.
Ở Ấn Độ, toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu; lá được dùng trị các rối loạn của dạ dày.
Những người hay lênh đênh sông nước nên ăn quả này thường xuyên vì lượng vitamin C và B1, tiền vitamin A trong quả tầm bóp rất cao nên rất tốt cho cơ thể, có thể chữa bệnh Scorbut vì trên biển không có hoa quả.
Ngoài ra quả tầm bóp còn có thể phòng ngừa các bênh về đường tiết niệu và viêm thận ví dụ sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt. Quả để khô có thể làm mứt.
Ở châu Phi, họ ăn lá cây đã được nấu chín hoặc dùng như một tấm băng để băng các vết thương bị nhiễm trùng.

 Các bài thuốc từ cây tầm bóp
- Trị nhọt vú, đinh độc: Dùng 40 - 80gr cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.
- Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu, bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm: Dùng 15 - 30gr cây tầm bóp khô (tươi 50 - 100gr) sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền.
- Trị đái tháo đường: Rễ cây tầm bóp tươi (20 - 30gr) nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày dùng 1 lần, uống từ 5 - 7 ngày.

  Chú ý

Dễ nhầm cây tầm bóp với cây lu lu

 
(Cây lu lu đực dễ nhầm với cây tầm bóp)

Hiện nay rất nhiều người quan tâm đến việc có mấy loại cây tầm bóp. Và nhiều người cũng nhầm lẫn cây lu lu đực với cây tầm bóp. Trong bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác giả giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, nhà xuất bản Y học Hà Nội 2004, trang 140 thì mô tả loài cây lu lu với những đặc điểm khá chi tiết cũng như công dụng lưu ý.

Lu lu là cây thân thảo cao khoảng 0,5-0,8m, thân cây có thể có nhiều cạnh. Lá mọc đơn, phiến lá hình bầu dục hoặc hình trứng dài 4-15cm, rộng 2-3cm, đặc điểm này rất dễ nhầm lẫn với các loài thuộc chi Tầm bóp (Physalis). Hoa thường mọc thành chùm với tự hoa dạng tán, tự hoa không mọc ra từ nách lá như các loài Tầm bóp (Physalis) mà mọc ra ở phía trên của nách lá. Quả hình cầu thành chùm, khi chín có màu đen. Loài này theo GSTS.Đỗ Tất Lợi nó mọc hoang dại khắp nơi, toàn bộ cây Lu lu đực đều có chứa chất độc Solanin.

Có nhiều sự trùng hợp hoặc nhầm lẫn trong tên gọi Tầm bóp, do vậy loài Lu lu đực này đôi khi vẫn thường được sử dụng trái chín để ăn như một số loài Tầm bóp. Báo cáo của Trung tâm An toàn và sức khỏe nghể nghiệp Canada (CCOHS) hợp tác Chương trình quốc tế về An toàn hóa chất (IPCS) thì ở quả xanh của loài Lu lu đực chứa nhiều độc tố Solanin hơn cả. Người ta cũng cảnh báo rằng ở lá của nó còn có chứa chất Nitrate. Nếu ăn phải một lượng lớn các quả còn xanh và lá tươi của loài cây này, sau 6-12 tiếng có thể xảy ra các hiện tượng như sốt vã mồ hôi, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn hô hấp, buồn ngủ.

Việc sử dụng Lu lu đực theo tác giả Đỗ Tất Lợi thì nó nên được luộc thay nước qua một vài lần để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi muốn dùng nó như là thực phẩm chế biến món ăn. Ngoài ra nếu ăn quả, chỉ được phép ăn quả chín và ăn số lượng ít. Đối với vai trò trong y học, nước sắc cây có thể dùng làm nước rửa vết thương, mẩn ngứa hay vết bỏng. Với dịch ép của cây tùy vào liều lượng có thể dùng trong điều trị gan hoặc bệnh ngoài da vẩy nến. Trong truyền thống sử dụng thảo dược miền bắc Ấn Độ ghi nhận nước luộc cây này và quả chín nếu dùng lượng vừa phải có công dụng giảm bớt một số bệnh về gan bao gồm vàng da.

Như vậy chúng ta chỉ nên ăn trái đối với loài Tầm bóp cạnh, chỉ ăn rau đã qua luộc thay nước trước khi xào đối với loài Thù lu đực.

 

Cây xấu hổ

Công dụng của cây xấu hổ

Giới thiệu về cây xấu hổ:

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, công dụng của cây xấu hổ giúp ức chế thần kinh trung ương, chữa được chứng mất ngủ. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và cành lá. Rễ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.

Mô tả:

Cây xấu hổ thuộc loại cây thảo sống một năm. Cây nhỏ, mọc thành bụi lớn, cao 30 – 40cm. Thân cành lòa xòa, cong queo uốn éo, có lông và gai nhỏ. Lá kép, tất cả đều cụp lại khi đụng phải. Hoa nhỏ mọc ở kẽ lá được xếp thành đầu tròn, màu tím hồng, 4 cánh, 4 nhụy, 4 noãn, 4 cánh dính nhau ở nửa dưới. Quả thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng. Mùa hoa từ tháng 6 – 8. Ở Việt Nam , xấu hổ phân bố rải rác khắp nơi, từ đồng bằng đến vùng núi có độ cao dưới 1000m. Cây xấu hổ ưa sáng, mọc trên đất ẩm ở bãi sông, ven đường, nương rẫy, ruộng bỏ hoang. Cây chịu được khi hạn và nắng nóng (nhiệt độ tới 38oC) ở các tỉnh miền Trung cát nóng.

Tên gọi phù hợp với tính lạ của cây vì khi động đến cây, lá lập tức cúp lại như thẹn thùng, mắc cỡ (xấu hổ), rụt rè của trinh nữ vậy. Dược liệu có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu.

Công dụng của cây xấu hổ trong những trường hợp sau:

Rễ cây xấu hổ

Chữa đau lưng, đau xương khớp, chân tay tê bại: rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm. Lấy 20  – 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều, có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:
Bài 1: rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống trong ngày, có thể ngâm rượu.
Bài 2: rễ xấu hổ, cả cây xoan leo (tầm phỏng), mỗi thứ 20g; rễ cỏ xước 15g; củ xả 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.
Bài 3: rễ xấu hổ, thân cây ớt lá to, thân cây bọt ếch, rễ khúc khắc, mỗi thứ 10g, rễ bạch đồng nữ, quả tơ hồng vàng, mỗi thứ 8g. Tất cả nấu với 2 lần nước, rồi cô lại thành cao lỏng. Uống làm 2 lần trong ngày.
Bài 4: rễ xấu hổ 10g; lá cối xay, rau muống biển, lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt, mỗi thứ 3g. Hãm với nước sôi hoặc sắc uống.
Bài 5: rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Chữa khí hư: Rễ xấu hổ tươi giã, ép nước rồi uống ngày 3 lần. Mỗi lần 2 thìa canh trong một tuần.
Viêm khí quản mạn tính: Rễ cây xấu hổ 100 g sắc với 600 ml nước lấy 100 ml, chia 2 lần uống trong ngày; mỗi liệu trình 10 ngày. Các quan sát lâm sàng thấy, 70% bệnh nhân khỏi bệnh hoặc có chuyển biến tốt sau 1 liệu trình. Tỷ lệ này là 80% sau 2-3 liệu trình.
Chữa viêm dạ dày mãn tính, mắt hoa, đau đầu, mất ngủ: Rễ cây xấu hổ 10-15 g, sắc với nước uống.

Lưu ý:

 Công dụng của cây xấu hổ chữa đau lưng, đau xương khớp, chân tay tê bại,…  Nhưng dùng lâu dài với liều lượng thích hợp thì không độc, nhưng do thành phần hoạt chất của cây xấu hổ là alcaloit mimosin nên khi sử dụng chung với thuốc tây cần chú ý. Tốt nhất bác nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

2018/08/22

CÂY XẠ ĐEN – VỊ THUỐC QUÝ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

Trong những năm gần đây, Cây xạ đen luôn được y khoa Việt Nam quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực điều trị bệnh ung thư và đã khẳng định được tác dụng của loại dược liệu này trong việc phòng ngừa và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và khối u bướu (kể cả khối u ác tính).
  
     Cây xạ đen có tên khoa học là Celas trus hindsii Benth. Trong dân gian còn được gọi là cây bách giải, cây bạch vạn hoa, cây đồng triều hoặc cây ung thư (dân tộc Mường, Việt nam).
Đây là loại dược liệu quý có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các loại bệnh Ung thư. Ngoài ra đây là loại dược liệu trong y học còn được sử dụng để ngăn ngừa và triệt tiêu sự phát triển của khối u, bướu. Xạ đen còn có tác dụng giúp ổn định huyết áp, đặc biệt là huyết áp cao, hỗ trợ điều trị xơ gan, men gan cao, viêm gan B. Giúp cơ thể thanh nhiệt và giải độc, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm, bệnh tiểu đường, máu nhiễm mỡ, dùng trong giảm đau, tăng sức đề kháng của cơ thể.
     Cây xạ đen phân bố nhiều ở Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Myanmar, Thái Lan.. Loại cây này thường mọc ở độ cao từ 1.000 – 1.500 m.
     Còn ở nước ta, cây thuốc xạ đen phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế và một số Vườn quốc gia lớn như: Vườn quốc gia Cúc Phương, Ba Vì.

CÔNG DỤNG CỦA CÂY XẠ ĐEN TRONG Y HỌC

***Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Xạ đen có chứa hợp chất Flavonoid – có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa của các gốc tự do là những tác nhân xấu như tế bào ung thư, lão hóa… Hiện nay, cây xạ đen là loại dược liệu được sử dụng trong cả y học hiện đại và y học cổ truyền để hỗ trợ phòng ngừa và hỗ trợ chữa trị các bệnh liên quan đến ung thư rất hiệu quả.

***Hỗ trợ điều trị khối u bướu, kể cả khối u ác tính

Trong xạ đen có chứa 2 hợp chất fanavolnoid và quinon có tác dụng hóa lỏng các tế bào ung thư. Hai dược chất giúp tiêu diệt, làm chậm sự phát triển các khối u ác tính khi mới hình thành. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị của xạ đen.

***Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, huyết áp không ổn định

Ngoài khả năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư u bướu, cây thuốc còn có tác dụng trong chữa huyết áp cao, điều hòa huyết áp không ổn định rất hiệu quả. Sử dụng xạ đen trong hỗ trợ điều trị cao huyết áp cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần đun lá cây xạ đen với nước uống mỗi ngày, hoặc pha trà uống hằng ngày để có công dụng hữu hiệu.

***Hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ

Sử dụng xạ đen rất tốt cho người bệnh máu nhiễm mỡ đã được minh chứng từ công trình nghiên cứu của Giáo sư – Tiến sỹ khoa học: Lê Thế Trung, nguyên giám đốc Học Viện Quân Y. Khám phá của giáo sư cho thấy, với việc sử dụng nước đun sắc từ cây thuốc nam này mỗi ngày, tình trạng máu nhiễm mỡ hay mỡ có trong gan được cải thiện rất tốt.

***Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, men gan cao

Được đánh giá là một trong số những loại cây thuốc nam quý hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan hiệu quả hàng đầu, xạ đen luôn được chiết xuất trong y học hiện đại để điều trị các bệnh lý về gan. Đây là loại thảo dược được các thầy thuốc sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như: viêm gan, xơ gan, men gan cao.

***Cải thiện tốt mất ngủ, suy nhược thần kinh

Cây xạ đen vị hơi chát, đắng, tính hàn có tác dụng rất tốt với người bị mất ngủ thường xuyên do suy nhược thần kinh hoặc thiếu máu. Ngoài ra giúp tăng cường tuần hoàn máu não, giúp điều trị chứng hoa mắt chóng mặt.

LÀM SAO TÔI CÓ THỂ MUA CÂY XẠ ĐEN CHÍNH GỐC ?

   Một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh sử dụng cây thuốc nhưng không đem lại hiệu quả như mong đợi là do mọi người không dùng đúng cây xạ đen, vô tình đã sử dụng nhầm cây xạ đen giả. Cây xạ đen rất dễ nhầm lẫn nhất với cây xạ vàng vì nhìn bề ngoài khá giống nhau. Theo con số thống kê, hiện nay rất nhiều các địa chỉ bán cây trên thị trường là loại xạ vàng. Cây xạ vàng không có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh cũng như giá thành rẻ hơn rất nhiều so với xạ đen. Cây xạ đen khi pha nước sẽ cho màu nước nâu đậm. Ban đầu khi uống sẽ có vị hơi chát nhẹ và có vị thơm nhẹ rất đặc biệt. Còn cây xạ vàng khi pha màu nước vàng nhạt, khi uống có mùi ngái không thơm.
 
Làm thế nào để phân biệt cây xạ đen và cây xạ vàng?

       Phân biệt cây tươi:

      Nhìn vào hình ảnh, chắc bạn đã biết sơ qua cách phân biệt rồi chứ? Hình 1 là cây xạ vàng, hình 2 là cây xạ đen.
  1. Xạ vàng có lá mỏng, màu xanh, lá không có răng cưa và không có sắc tím, thân có màu xanh.
  2. Xạ đen có là dầy hơn, lá có màu xanh đậm và có sắc tím, thân có màu sẫm 

    Phân biệt cây xạ đen khô

    Khi phơi khô lên rất khó phân biệt xạ đen và cây xạ vàng. Song không phải là không thể phân biệt được, chúng tôi sẽ chỉ ra một số cách để độc giả có thể nhận biết được:
    Cây xạ vàng khô: 
    **Lá cây : Khi phơi khô là rất dòn và dễ vụn nát, khi ngửi có mùi ngai ngái, thân rỗng, có màu trắng và nhạt. 
    **Thân cây: khi ngửi thân phơi khô, thân không hề có mùi vị gì.
      Cây xạ đen khô:
  • Lá xạ đen khô: Khi phơi khô lá xạ đen có mùi thơm nhẹ, lá không bị dòn và vụn nát như xạ vàng
  • Thân xạ đen khô: Thân xạ đen khi phơi khô có mùi thơm nhẹ, vẫn có sắc đen do nhựa cây chảy ra ở vân gỗ.

Cà gai leo - cây thuốc chữa viêm gan B và giải rượu rất tốt

     



     Cà gai leo là một vị thuốc nam quý được Y học cổ truyền ghi nhận về tác dụng ổn định tế bào gan, tăng cường chức năng của Gan. Ngày nay y học hiện đại đã nghiên cứu, chứng minh cà gai leo có những hoạt chất quý cho gan. Đặc biệt cà gai leo có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B rất hay.
     Cà gai leo là một trong số ít những vị thuốc nam có tác dụng tốt cho bệnh nhân mắc viêm gan B (Cây được đặc biệt chú ý bởi hiệu quả của nó trong hỗ trợ điều trị viêm gan B do trong cây có chứa các hoạt chất kháng virus viêm gan B rất mạnh. Kinh nghiệm cho thấy chỉ từ sau 6 đến 8 tháng sử dụng nước sắc cây cà gai leo liên tục là bệnh chuyển về âm tính).
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO khoảng 20% dân số Việt Nam mắc bệnh viêm gan B một con số đáng báo động. Việc tìm ra cây cà gai leo có ý nghĩa hết sức lo lớn góp phần hạn chế sự lây lan và tốc độ phát triển của căn bệnh này. Hiện nay rất nhiều bệnh nhân mắc viêm gan B đã chuyển hẳn sang dùng cà gai leo nhờ và hiệu quả và tính kinh tế của nó.
Bạn có thể dùng cà gai leo khô sắc uống hàng ngày hoặc dùng các loại thực phẩm chức năng được triết xuất từ cây cà gai đều được. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng vị thuốc này.

Chú ý có 2 loại cà gai leo: Tránh nhầm lẫn khi sử dụng:

  • Cà gai leo hoa trắng, dây nhỏ: Dùng làm thuốc
  • Cà gai leo : Hoa tím, dây lớn ít dùng.

Tác dụng của quả đào tiên

Quả đào tiên còn có tên gọi là quả trường sinh. Đào tiên thuộc họ núc nác. Quả đào tiên thường được dùng để ngâm rượu có tác dụng bồi bổ sức khỏe, trị ăn kém, mất ngủ...Ngoài ra quả đào tiên còn rất nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu các tác dụng, vị thuốc từ quả đào tiên.

Quả đào tiên

Đào tiên là loại cây gỗ nhỡ. Lá xanh đậm, nhẵn, cứng, mọc thành vòng, lá hình trứng ngược, đầu lá tù hoặc gần tròn, đuôi lá men cuống. Hoa đơn độc, to, thong, mùi hôi. Quả mọng, hình cầu rộng, vỏ cứng.
Quả đào tiên còn có tên gọi là quả trường sinh. Đào tiên thuộc họ núc nác. Đào tiên có thân gỗ, cao từ 7-10m, lá mọc hình tán, xanh tươi quanh năm. Hoa thì mọc đơn độc ngay trên thân hay cành cây, có mùi hơi khó chịu. Quả đào tiên hình cầu, đường kính 6-12cm, trông gần giống với trái bưởi lúc còn xanh, vỏ trái cứng, cơm màu trắng, vị chua chua, có nhiều hạt dẹp, nhỏ cũng màu trắng.

Quả đào tiên tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường tuổi thọ, nhuận tràng...
Thoạt nhìn, quả đào tiên trông giống như quả bưởi nhưng quan sát kỹ sẽ thấy da quả đào tiên láng hơn. Cây đào tiên không cao lắm, khoảng 7-10m. Loại này rất dễ trồng, khoảng 3-4 năm là cho quả. Điểm đặc biệt của cây đào tiên là hoa và quả có thể mọc trên cành và cả thân cây.
Đào tiên có nguồn gốc từ Brazil. Trong thịt của quả đào tiên người ta tìm thấy có một số acid hữu cơ (acid citric, acid clorogenic, acid creosentic...). Chưa thấy tài liệu nào nghiên cứu về công dụng kéo dài tuổi thọ của quả đào tiên, tuy nhiên, trong các chùa ở Lào, các vị sư dùng thịt quả đào tiên nấu với đường như mứt dẻo, dùng ăn tráng miệng hằng ngày để giúp sống lâu.

Tác dụng của quả đào tiên

Điều trị viêm họng, ho
Lấy lớp cơm chua của trái đào tiên điều chế thành siro chữa ho, viêm họng.
Tăng cường tuổi thọ
Thường xuyên ăn trái đào tiên chín hằng ngày. Vì theo một số tài liệu cũng có nói rằng trái đào tiên có tác dụng tăng cường tuổi thọ, trị được suy nhược cơ thể, dưỡng sinh lực và điều hòa được kinh lạc...
Nhuận tràng, chống táo bón
Lấy cơm trái đào tiên còn chưa chín kết với một số vị thuốc khác điều chế thành thuốc tẩy hay làm thuốc nhuận tràng, chống táo bón.
Tẩy độc đường tiêu hóa
Lấy cơm trái đào tiên 600g, rượu gạo 500ml, ngâm cơm trái đào tiên cất đi để làm thuốc tẩy độc ở đường tiêu hóa.
Giúp ăn ngon miệng
Lấy cơm của trái đào tiên 100g cho vào 500ml rượu gạo ngâm trong 7 - 10 ngày. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 30ml vào trước bữa ăn, giúp ăn ngon miệng, tốt cho tiêu hóa.

Một số tác dụng làm đẹp da của quả đào tiên
Cách làm đẹp da 1:
Nghiền nát một quả đào tiên ra, trộn với 1 lòng đỏ trứng gà. Trộn hỗn hợp cho đều và đắp lên mặt trong 20 phút, sau đó rửa sạch. Hỗn hợp này có công dụng làm se khít lỗ chân lông, dưỡng da và làm sáng da.
Cách làm đẹp da 2:
Gọt vỏ 1 quả đào tiên rồi xay nhuyễn, trộn với 3 thìa mật ong và 1 thìa sữa chua. Đắp hỗn hợp lên mặt và cổ. Công dụng làm cho da mềm mịn.
Cách làm đẹp da 3:
Đem 2 quả đào tươi gọt vỏ và bỏ hạt, giã nát hoặc xay nhuyễn rồi vắt lấy nước. Trộn nước đào với nước cơm, thoa lên mặt hằng ngày bạn sẽ có làn da sáng mịn màng.

Bài thuốc dân gian từ quả đào tiên

Làm thuốc trị đau nhức xương khớp
Lấy quả chín xào với rượu đế trắng, còn nóng để vào vải mỏng, đắp lên chỗ đau, bó lại hoặc bóp tay chân, có thể trị đau nhức khớp.
Trị nhức mỏi xương khớp
Nếu dùng quả chín phơi thả sương 1 đêm, sau đó phơi 2 nắng, ngâm rượu đế thơm ngọt và uống, sẽ có tác dụng trị nhức mỏi.
Chữa hen xuyễn và ho
Cơm quả đào tiên phơi khô cho héo, đem sắc nước uống sẽ giúp ăn được, ngủ được; làm êm dịu những trường hợp bị căng thẳng thần kinh, tim hồi hộp; giúp người gầy yếu, suy dinh dưỡng cảm thấy khỏe hơn; giúp bổ phổi, chữa ho và làm dễ thở trong những trường hợp bị suyễn.
Nhuận trường, tẩy xổ, bằng cách
Dùng ruột quả đào tiên làm mứt dẻo, ngày dùng 3 lần, mỗi lần khoảng 10g sau bữa ăn.
Làm thuốc trị tình trạng ăn uống kém, mất ngủ và dùng làm thuốc bổ
Sau khi hái quả đào tiên xuống, để từ lúc có vỏ màu xanh chuyển sang màu đen, đập lấy phần thịt bên trong (cũng màu đen) để ngâm rượu. Cứ ngâm 200g thịt quả đào tiên kèm 10 quả chuối sứ khô nướng vàng và đem ngâm với 2l rượu ngon, ngâm 10 ngày là có thể lấy ra dùng được. Ngày dùng3 lần, mỗi lần một ly nhỏ. Nên dùng trước bữa ăn.
Trị đau lưng, đau nhức xương, phong tê thấp
Tương tự như cách làm ở bài thuốc trên, nhưng thêm vào 200g rễ cây lá lốt (đã rửa sạch, sao vàng hạ thổ). Cách dùng và lượng dùng cũng tương tự.
Giúp hỗ trợ trị ung thư gan, bổ thận
Quả đào tiên già chín cây cắt làm đôi, lấy ruột đen đem xào với khoảng 100g đường phèn. Nên nhớ: Không đổ nước lã vào, để lửa nhỏ, xào liên tục trong khoảng 40 phút (giống như nấu chè đặc).
Bên cạnh đó, bài thuốc này có thể giúp dễ đi tiêu và tăng cường khả năng chịu đựng của con người với khí hậu nóng, lạnh bên ngoài, làm hạ huyết áp, êm dịu thần kinh. Người ta còn truyền tai một công dụng khác của quả đào tiên là chữa bệnh tim, có lẽ do khi sử dụng, người bệnh có cảm giác đỡ mệt.

Quả đào tiên ngâm rượu

Quả đào tiên thường được dùng để ngâm rượu giúp bồi bổ sức khỏe, trị ăn kém, mất ngủ...Bằng cách hái quả đào tiên để từ quả có vỏ màu xanh chuyển sang màu đen, đập lấy phần thịt bên trong (cũng màu đen) để ngâm rượu. Cứ ngâm 200 gr thịt đào tiên thì kèm 10 trái chuối sứ khô nướng vàng và đem ngâm với hai lít rượu ngon, ngâm 10 ngày là có thể lấy ra dùng được.
Ngày dùng 3 lần, mỗi lần một ly nhỏ (30 ml), dùng trước bữa ăn. Tiếp nữa là kinh nghiệm dân gian dùng đào tiên để trị đau lưng, đau nhức xương, phong tê thấp, bằng cách: cũng làm giống như cách làm ở bài thuốc trị tình trạng ăn uống kém, mất ngủ và dùng làm thuốc bổ ở trên, nhưng thêm vào 200 gr rễ cây lá lốt (đã rửa sạch, sao vàng hạ thổ). Cách dùng và lượng dùng tương tự
Chi tiết về cách ngâm rượu đào tiên:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Chuẩn bị đào tiên chín tới 2 quả
- Rượu trắng 7 lít > 40 độ ( có rượu lếp càng tốt )
- Bình thủy tinh ngâm rượu 10 lít
Cách chọn quả đào tiên ngâm rượu
Quả đào tiên ngâm rượu phải là quả đã chín hoặc quả đã phơi khô vỏ quả đào tiên rất cứng ( tránh chọn những quả non để ngâm )
Cách ngâm rượu đào tiên
Có 2 cách thực hiện cách ngâm rượu đào tiên đó là cách ngâm quả tươi và cách ngâm quả khô.
Cách ngâm đào tiên quả tươi
Cách này thì yêu cầu quả đào tiên phải là quả chín có mầu vàng nhạt như hình.

Bước 1. Rửa thật sạch quả với nước lã.
Bước 2. Vỏ quả đào tiên rất cứng nên chúng ta cần dùng dao bổ đôi quả ra (lưu ý bổ như bổ quả ổi chia làm 4 hoặc 6 làm sao cho vừa miệng bình ngâm).
Bước 3. Dùng dao tách phần vỏ cứng ở ngoài với phần ruột trắng bên trong.
Bước 4. Cho phần ruột trắng vào bên trong bình ngâm rồi đổ rượu vào theo tỉ lệ phía trên đã chuẩn bị.
Bước 5. Đậy kín lắp ngâm trong thời gian 6 tháng là có thể sử dụng được.
Ngâm xong rượu có màu hơi đen tuy nhiên rất thơm và ngon.
Cách ngâm quả đào tiên khô
Đối với cách khô thì chúng ta cũng có 2 cách để ngâm Cách này ngâm tốt hơn so với cách ở trên tuy nhiên rất cầu kỳ phải phơi ra nắng mới được.
- Cách 1: Cách ngâm cơ bản
Bước 1. Phơi quả đào tiên cho đến khi khô ra nắng cho đến khi quả chuyển màu như hình là được.

Bước 2. Dùng dao bổ đôi quả ra tách vỏ chỉ dùng phần ruột bên trong.
Bước 3. Cho phần ruột vào bình đổ rượu vào theo tỉ lệ giống phía trên.
Bước 4. Đậy kín lắp và ngâm trong thời gian trên 7 tháng là sử dụng được.
- Cách 2: Đối với cách này nhiều người vẫn hay sử dụng và chất lượng rượu đạt được thì rất thơm và rất ngon ( tuy nhiên làm rất mất thời gian và công phu).
Nhiều người bảo tại sao phải sao quả khô với lửa vì trong quả đào tiên có chứa đường vì vậy nếu chúng ta sao quả tươi thì ruột bên trong sẽ chảy ra mủ đen mùi rất khét vì vậy chúng ta chỉ sao lửa với quả khô.
Bước 1. Phơi nguyên quả khô trong nắng khoảng 35-40 ngày cho đến khi cầm quả đào tiên thấy nhẹ.
Bước 2. Bổ đôi quả ra chúng ta lấy phần xơ bên trong đem đi sao với lửa (sao với lửa là gì tức là các bạn dùng chảo khô rồi cho sản phẩm lên đun qua khoảng 4-5 phút).
Bước 3. Bỏ ra để nguội rồi cho vào bình ngâm theo tỉ lệ phía trên.
Bước 4. Đậy kín lắp bình ngâm trong khoảng 6-7 tháng.
Rượu sau khi ngâm xong có màu hơi đen thơm và uống rất ngon.

Những tác dụng của rượu đào tiên

  • Tốt cho phổi.
  • Trị chứng kém ăn, mất ngủ.
  • Trị đau lưng, đau nhức xương, phong tê thấp.
  • Làm siro ho làm hết đờm.
Lưu ý: Trong quả đào tiên có một lượng độc nhỏ (không đáng kể) khi một số loài động vật khi ăn trái đào tiên thường bị say ( hay còn gọi là choáng) tuy nhiên khi các bạn đem ngâm với rượu thì lượng độc tố nhỏ đó không có ảnh hưởng gì ( vì rượu có tính trung hòa khi ngâm vào lượng độc tố đó là không đáng kể tuy nhiên các bạn cần uống cho đúng cách và đúng liều lượng không nên uống nhiều mà ảnh hưởng tới sức khỏe

Điều kiện bảo quản và cách dùng rượu đào tiên

Sau khi chế biến rượu quả đào tiên xong đến bước bảo quản cũng như hướng dẫn bạn đọc cách dùng sao cho hiệu quả nhất và chúng ta sẽ có một bình rượu đào tiên tốt.
Điều kiện bảo quản
  • Tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Khô ráo thoáng mát.
  • Nhiệt độ rơi vào khoảng dưới 25 độ C.
Cách dùng rượu quả đào tiên sao cho hiệu quả
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ trong bữa ăn uống trong 2 tháng. Uống khoảng 2 tuần đã thấy hiệu quả.
Lưu ý: Không nên uống quá liều chỉ định 100ml sẽ làm phản tác dụng.
(Nguồn: internet)