2018/08/23

Tam phỏng

Tên gọi

Tên thường gọi: Tam phỏng, Chùm phỏng. Tầm phong, Tầm phỏng, Xoan leo.
Tên khoa học: Cardiospermum halicacabum L.
Họ khoa học: thuộc họ Bồ hòn - Sapindaceae.

Cây Tam phỏng

(Mô tả, hình ảnh cây Tam phỏng, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

Mô tả:

Cây thảo leo cao 2-3m, có nhánh mảnh, khía dọc. Lá mọc so le, kép, có lá chét hình tam giác, có thùy, nhọn mũi, nhẵn hoặc có lông. Hoa trắng, thành chùm ở nách lá, với cuống chung có 2 tua cuốn mọc đối. Quả nang, dạng màng, có 3 ô, hình cầu hay hình quả lê, phồng lên, có gân lồi. Hạt hình cầu, với áo hạt màu sáng, có vỏ đen đen.
Mùa hoa tháng 4-8.

Bộ phận dùng:

Toàn cây - Herba Cardiospermi Halicacabi.

Nơi sống và thu hái:

Loài liên nhiệt đới mọc hoang trên các nương rẫy, bờ bụi vùng núi. Thu hái toàn cây quanh năm, chủ yếu vào hè thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Thành phần hóa học:

Các bộ phận của cây chứa saponin trong các nhánh cây có quebraquitol. Hạt chứa 32,28% dầu.

Vị thuốc Tam phỏng

(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ....)

Tính vị, tác dụng:

Vị đắng, hơi cay, tính mát, có tác dụng tiêu thũng chỉ thống, lương huyết giải độc, tiêu viêm. Rễ làm toát mồ hôi, lợi tiểu, khai vị, nhuận tràng, gây sung huyết, điều kinh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thường dùng chữa 1. Cảm lạnh và sốt; 2. Viêm thận phù thũng, viêm đường tiết niệu, giảm niệu; 3. Ðái tháo đường; 4. Ho gà; 5. Tê thấp. Dùng 15-30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, viêm mủ da, eczema, ghẻ ngứa, rắn cắn, chó dại cắn. Tuỳ trường hợp mà dùng cây tươi giã nát lấy nước uống hoặc dùng dây lá nấu nước rửa hay tắm. Dân gian dùng cây nấu nước lấy hơi xông chữa mắt đỏ.
Ở Ấn Độ, cây cũng dùng chữa tê thấp, đau các chi và trị rắn cắn. Rễ dùng trị tê thấp, Đau lưng, đau thần kinh. Lá gây sung huyết dùng chữa tê thấp. Dịch lá dùng chữa đau tai trong.
Ở Campuchia lá dùng đắp ngoài trị các bệnh ngoài da.

Đơn thuốc:

1. Giảm niệu: Tam phỏng 15g sắc và uống với rượu.
2. Ðái đường: Cây tươi 60g sắc uống.
3. Ðòn ngã tổn thương; Tam phỏng 10-15g làm thành bột và uống với rượu.
4. Chữa phụ nữ có mang hay sau khi sinh, bị trúng gió trào đờm, cắn răng không tỉnh, mắt xanh, mình uốn ván, tay chân cứng đờ: Lá Tam phỏng giã nát, chế đồng tiện vào, vắt lấy nước cốt uống.


No comments:

Post a Comment